Trang

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ

Một trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay là bệnh sùi mào gà. Sùi mào gà rất thường gặp, có thể gặp ở cả nam và nữ, nhất là những người có độ tuổi từ 20-25. Đặc biệt, bệnh dễ tái phát và rất khó để điều trị triệt để, hơn nữa, thời gian ủ bệnh lại lâu dẫn tới người bệnh thường đi khám khi bệnh đã nặng với những biểu hiện đã rõ rệt.
Nguy hại mà sùi mào gà gây ra không phải là nhỏ. Việc phát hiện và tìm cách chữa bệnh sùi mào gà sớm, kịp thời sẽ giúp làm giảm triệu chứng, loại trừ các tổn thương do bệnh gây ra và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Dưới đây là một số những kiến thức cơ bản về bệnh sùi mào gà.
Sùi mào gà là những nốt sùi thường thấy ở bộ phận sinh dục và hậu môn, biểu hiện sùi mào gà thường là những mụn cóc, hột cơm, u nhú hay tổn thương phẳng. Sùi mào gà không chỉ gây ra phiền phức cho người bệnh mà ở một số trường hợp (mắc HPV typ 16, 18), nó còn có khuynh hướng trở thành ác tính, có thể gây ung thư cổ tử cung và dương vật.
                                                               Tư vấn chữa bệnh sùi mào gà
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Nguyên nhân bệnh sùi mào gà là do virus HPV(Human papilloma virus) gây nên. Các chủng HPV gây bệnh sùi mào gà thường gây nên tổn thương chủ yếu ở vùng niêm mạc và bán niêm mạc. Cách lây truyền phổ biến nhất HPV có thể truyền từ người này sang người khác trong khi quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, hoặc những tiếp xúc sinh dục.
Ngoài ra, ở những người có hệ miễn dịch kém nguy cơ nhiễm sùi mào gà cũng rất cao do sùi mào gà có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ của người bệnh trên quần áo, chăn màn, thậm chí là nhà vệ sinh, trong bồn cầu hay những vết thương hở . Triệu chứng của bệnh sùi mào gà
Sau khi nhiễm virus khoảng 2-9 tháng, bệnh nhân bắt đầu thấy xuất hiện những sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2 mm; hoặc cũng có thể là những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng. Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.
Ở đàn ông, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu.
Ở phụ nữ thường xuất hiện sùi mào gà ở vùng âm vật, môi lớn, môi bé, âm hộ, cổ tử cung. Có trường hợp tổn thương bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn, vùng quanh hậu môn và bên trong hậu môn. Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm theo có thai nghén hoặc có bệnh lậu kết hợp nên sùi mào gà phát triển thành một khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối. Những nguy hại của bệnh
Tính lây nhiễm cao: do bệnh sùi mào gà có tính lây nhiễm cao cho nên khi mắc sùi mào gà, bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh khác như HIV, Herpes…
Gây khó thụ thai và lây truyền cho thai nhi: nữ giới bị sùi mào gà nếu không được điều trị thì tổn thương ở cổ tử cung có thể làm bít lỗ tử cung, cản trở việc tinh trùng di chuyển vào tử cung gây ra việc khó thụ thai. Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ mang thai mắc bệnh sùi mào gà, virus sẽ qua đường máu lây truyền cho thai nhi dẫn tới gây u nhú thanh quản ở trẻ sơ sinh.
Bệnh dễ tái phát: người bệnh sau khi điều trị, sức đề kháng cơ thể bị giảm, nếu vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, hay có quan hệ với người bị mắc bệnh… thì nguy cơ sùi mào gà tái phát là rất cao.
Bệnh có khả năng gây ung thư: hiện có khoảng trên 150 típ HPV, trong đó ít nhất 13 trong tổng số típ HPV có khả năng gây loạn sản, ung thư cổ tử cung, hậu môn, dương vật, vòm họng, miệng…đặc biệt trường hợp nhiễm HPV típ 16, 18 có nguy cơ cao dẫn tới ung thư, đặc biệt là ung thư tử cung và ung thư dương vật.
Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà
Hiện nay, phương pháp điều trị sùi mào gà tùy thuộc vào vị trí tổn thương, mức độ tổn thương của bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định điều trị phù hợp bằng các phương pháp:
- Đốt sùi mào gà bằng các kỹ thuật sau như: đốt lạnh bằng nitơ lỏng, bằng laser, bằng hóa chất, bằng điện cao tần.
- Phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo.
- Kết hợp với thuốc điều trị tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và để ức chế sự phát triển của virus.
Hiện nay, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội điều trị sùi mào gà bằng phương pháp cắt, đốt điện cao tần. Đây là kỹ thuật sử dụng dòng điện cao tần để loại bỏ (đốt, cắt) những tổn thương viêm, vùng có nguy cơ cao phát triển thành ung thư mà không gây chảy máu. Kỹ thuật này có độ an toàn cao, hiệu quả, không ảnh hưởng đến cấu tạo và chức năng của bộ phận sinh dục, mang tính thẩm mỹ cao. Bệnh nhân không cần nằm viện, chi phí điều trị thấp hơn các phương pháp khác.
Biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà
Để phòng tránh bệnh sùi mào gà, hàng ngày nên vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ; thực hiện quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, chung thủy một vợ- một chồng; tăng cường thể dục thể thao, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng; Nếu đã bị nhiễm sùi mào gà cần làm xét nghiệm Pasmear định kỳ phát hiện ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề nêu trên hãy nhấp chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi theo đường dây nóng 04 62991199 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể .
Địa chỉ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Xem thêm: yếu sinh lý, biểu hiện yếu sinh lý, nguyên nhân yếu sinh lý, điều trị yếu sinh lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét