Trang

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Dài, hẹp bao quy đầu ở trẻ em?

Chúng ta thường cho rằng chỉ có nam giới trong độ tuổi sinh sản mới thường gặp phải những vấn đề về bao quy đầu mà không hề biết rằng ngay cả trẻ sơ sinh, bé trai cũng là một trong những đối tượng liên quan. Theo thống kê, có tới 90% trẻ nam có hiện tượng dài, hẹp bao quy đầu tuy nhiên do thiếu kiến thức về bệnh cùng sự chủ quan, coi thường của các bậc phụ huynh mà hầu hết trẻ khi được đưa đến cơ sở y tế điều trị dài, hẹp bao quy đầu đã kéo dài gây viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển sau này của bé. 

Trong cuộc sống xã hội hiện đại, mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con để nuôi dạy con cho tốt. Đối với các bé trai nói riêng, mọi bất thường tại bộ phận sinh dục đều có thể trở thành mối nguy hiểm đối với trẻ do đó việc nắm rõ những kiến thức cơ bản về các bệnh lý nam khoa nói chung trong đó có dài, hẹp bao quy đầu nói riêng là điều cần thiết. 

Dài, hẹp bao quy đầu ở trẻ em có dễ dàng nhận biết không? Phương pháp cắt và chăm sóc bao quy đầu sau khi tiến hành làm thủ thuật như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây bác sĩ nam khoa Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ, từ đó chăm sóc trẻ được tốt hơn.



1.Triệu chứng dài bao quy đầu ở trẻ
 Thông thường, khi ở trạng thái không cương cứng, bao quy đầu nằm trong rãnh quy đầu. Bao quy đầu hơi dài thì miệng bao quy đầu gần với lỗ niệu đạo, nhưng vẫn có thể lộn xuống rãnh quy đầu. Khi trẻ bị dài bao quy đầu thì phần da bao quy đầu không tuột ra được khi dương vật cương cứng, khi đi tiểu, hoặc có thì chỉ để lộ được một phần.  

- Khi bao quy đầu quá dài thường khiến các chất bài tiết phía bên trong da quy đầu không thoát được ra bên ngoài và dần dần hình thành cặn trong bao quy đầu khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sản, phát triển và gây ra viêm bao quy đầu. 

- Có một dạng khác là bao quy đầu dài và có hẹp ít. Vì hẹp ít nên vẫn có thể tụt bao quy đầu ra khỏi quy đầu nhưng hơi khó khăn và có cảm giác bao quy đầu tạo một vòng thắt vào quy đầu. Trường hợp này còn gọi là thắt nghẹt bao quy đầu, do bao quy đầu không tự tụt xuống được (thường gặp lúc dương vật cương), gây ra ứ dịch phù nề bao quy đầu. 

2. Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ
Hẹp bao quy đầu thường gặp đối với trẻ em nam mới sinh với những biểu hiện có thể nhìn thấy như cha mẹ có thể quan sát lúc trẻ đi tiểu, khi thấy trẻ đi tiểu khó, phải rặn mạnh, tia nước tiểu nhỏ, nước tiểu chảy ra đọng lại ở bao quy đầu làm cho đầu dương vật to và phồng lên. Sau khi trẻ tiểu xong, một lúc sau nước tiểu từ bao quy đầu mới chảy ra hết. Bao quy đầu của bé khó lộn, có các cục trắng xuất hiện ở đầu dương vật.

3. Phương pháp cắt bao quy đầu và chăm sóc bao quy đầu sau khi tiến hành làm thủ thuật
Cho đến nay, cắt bao quy đầu vẫn được cho là một trong những phương pháp khắc phục tình trạng dài, hẹp bao quy đầu hiệu quả nhất. Thủ thuật cắt bao quy đầu thường diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn từ 15 đến 20 phút, không đau,  không để lại sẹo xấu, nhanh chóng hồi phục và mang tính thẩm mỹ cao.

Để thực hiện cắt bao quy đầu, bác sĩ sẽ sát trùng vết mổ, sau đó tiến hành tiêm thuốc tê tại chỗ để trẻ không có cảm giác đau khi làm thủ thuật. Tiếp đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ lớp da ở dương vật và tiến hành khâu cầm máu. Sau thủ thuật, trẻ nhỏ sẽ được nghỉ ngơi tại chỗ một lúc rồi ra về. Trong những ngày đầu sau khi làm thủ thuật, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám lại theo hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, thay băng vết mổ và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Do thủ thuật tiến hành trên vị trí mẫn cảm của bộ phận sinh dục nên việc chăm sóc vết thương sau điều trị vô cùng quan trọng. Riêng với trẻ nhỏ, do các bé chưa thể biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân nên trách nhiệm của các bậc phụ huynh vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý về chăm sóc bao quy đầu sau khi tiến hành làm thủ thuật mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

3.1. Vệ sinh vết mổ đúng cách
-Nên để trẻ mặc quần ống rộng để tránh cọ sát mạnh với vết mổ gây đau đớn.
- Hãy tắm cho trẻ ít nhất 1 lần/ngày bằng nước ấm. Bạn không cần phải sử dụng xà phòng khi tắm cho bé vì nếu bạn sử dụng xà phòng có thể gây kích ứng. Chỉ cần đảm bảo tắm cho trẻ bằng nước sạch ấm và sau đó lau khô cơ thể trẻ với khăn bông mềm.

3.2.Những phát hiện bình thường
- Nếu bạn thấy dương vật của trẻ bị bị sưng lên và thâm tím sau khi tiến hành cắt bao quy đầu thì đó cũng là hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại.
- Một vài ngày sau khi cắt bao quy đầu, quy đầu sẽ đóng vảy màu vàng và điều này là bình thường. Nó sẽ biến mất trong khoảng 7-10 ngày.
- Nếu mũi khâu đã được sử dụng thì chúng cũng sẽ dần lành lặn trong vòng 7-10 ngày.

3.3. Khi nào nên gọi cho bác sĩ sau khi trẻ cắt bao quy đầu?
- Nếu trẻ có dấu hiệu ra máu dai dẳng sau khi cắt bao quy đầu bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức.
- Nếu trẻ không đi tiểu trong vòng 8 giờ sau khi được tiến hành làm thủ thuật.
- Nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm sốt cao, tấy đỏ và sưng sau 3 ngày (hoặc nếu nó xấu đi trong 3 ngày đầu tiên) và có mùi hôi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét