Trang

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Thời điểm nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Bao quy đầu là một bộ phận quan trọng có nhiệm vụ bảo vệ quy đầu. Khi sinh ra, trẻ em có tình trạng bao quy đầu dính chặt vào quy đầu, chỉ hở phần vòng bao để nước tiểu từ lỗ sáo (lỗ tiểu) đi ra. Sự dính chặt này khiến các bậc cha mẹ không thể lộn bao quy đầu cho trẻ được. Bên cạnh đó ở nhiều trẻ còn kèm theo một số biểu hiện như tiểu khó, tia nước tiểu yếu, phần da quy đầu mỗi khi tiểu bị phồng to lên. Gặp tình trạng này, cha mẹ phân vân không biết nên xử lý, giải quyết thế nào vì sợ rằng nong, cắt bao quy đầu sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thế nhưng cắt bao quy đầu có nhất thiết phải đợi khi trẻ đã trưởng thành? Nếu không thì thời điểm nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ là thích hợp nhất?

Khi con trai được 4 tuổi, thường xuyên gặp phải tình trạng da phần quy đầu phồng lên, mỗi lần đi tiểu bé có vẻ phải rặn và khóc, nhưng chị Trần Thanh Vân không mang đến cơ sở y tế để kiểm tra. Thay vào đó chị Vân tự tìm hiểu thông tin qua “bác sĩ Google”. Sau khi biết con trai đang bị hẹp bao quy đầu nhưng có nhiều khuyên rằng không cần đến khám bác sĩ, chỉ ở nhà chú ý chăm sóc, vệ sinh dương vật cho bé là có thể tự khỏi. Hoặc cũng có những người khuyên là bé đang còn quá nhỏ, không nên đi nong, cắt bao quy đầu vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, chị Vân quyết định đợi đến khi con lớn rồi mới đưa đi cắt bao quy đầu. 



Được một thời gian, tình trạng của bé mỗi lúc một nặng hơn, bé khóc thường xuyên mỗi khi đi tiểu, tia nước tiểu yếu, phần da quy đầu của bé phồng ngày một to hơn, sau khi tiểu xong lại xẹp xuống. Đến lúc này chị mới quyết định đem con đến Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội để khám thì biết được bé bị hẹp bao quy đầu và có biểu hiện của sự viêm nhiễm.

Bác sĩ Đào Thế Tân, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội giải thích, trước đây người ta thường đợi đến khi trẻ lớn xem hiện tượng hẹp bao quy đầu có tự hết không, rồi mới xử lý. Nhưng hiện nay, để bảo vệ sức khỏe của bé, dễ dàng trong việc chăm sóc bộ phận sinh dục cho bé, cha mẹ nên chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa nhờ tới sự tư vấn, can thiệp của các bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu của hẹp/dài bao quy đầu.

Việc nong, cắt bao quy đầu ở trẻ sẽ giúp cho các mẹ có thể kéo bao quy đầu của bé xuống một cách dễ dàng để vệ sinh hàng ngày. Bên cạnh đó cũng tránh việc nước tiểu và chất cặn bã đọng lại ở quy đầu, gây nên viêm nhiễm mạn tính, viêm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn. Ngoài ra việc giải quyết hẹp bao quy đầu còn giúp cho dương vật của bé phát triển một cách thuận lợi, tránh được hiện tượng lún dương vật - tình trạng rất hay gặp ở nhiều trẻ.

Đối với nong, lộn bao quy đầu thì thời điểm thích hợp nhất là khi trẻ dưới 5 tuổi, vì giai đoạn này da quy đầu của các bé mỏng, độ đàn hồi cao, miệng bao quy đầu chưa phát triển thành mảng xơ nên sẽ đáp ứng với biện pháp nong lộn tốt hơn. Ngoài ra vào thời điểm này trẻ chưa biết xấu hổ, cảm nhận chưa rõ ràng nên việc nong lộn sẽ dễ dàng hơn do trẻ không kháng cự mạnh và ít để lại sang chấn về tinh thần.  

Đối với phương pháp cắt bao quy đầu thường được thực hiện cho trẻ trên 6 tuổi. Phương pháp này được thực hiện khi không thể tuột được bao quy đầu và sau khi  đã bôi thuốc mà không có kết quả. Cắt bao quy đầu là một thủ thuật đơn giản (diễn ra từ 15- 20 phút), không gây đau và do các bác sĩ trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật chuyên sâu thực hiện.

Tuy nhiên, các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội cũng lưu ý, cắt bao quy đầu cho trẻ nên hay không nên, thời điểm nào là thích hợp không phải do cha mẹ quyết định mà người quyết định là các bác sĩ chuyên khoa. Do đó, các bà mẹ nên cho bé đi khám tại cơ sở y tế. Tại đó, ngoài thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé làm một số xét nghiệm, trong đó có thử nước tiểu. Nếu bé có hẹp bao quy đầu và có kèm theo các triệu chứng của tiểu khó hay viêm nhiễm bác sĩ sẽ lựa trọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bé là dùng thuốc hay phẫu thuật. 

Vì vậy dù cho trẻ còn nhỏ nhưng nếu xuất hiện các triệu chứng tiểu khó, khi tiểu phải rặn và làm phồng bao quy đầu, trẻ quấy khóc, đỏ mặt mỗi khi đi tiểu, da quy đầu tấy đỏ,... cha mẹ cần đặc biệt chú ý và mang trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Sau khi bé trai được cắt bao quy đầu, các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc vết thương và vệ sinh cho trẻ. Cần đảm bảo nguyên tắc sạch sẽ, thoáng mát tại khu vực vết thương. Tốt nhất cha mẹ nên lau người cho trẻ, không để nước tắm hay nước tiểu bắn vào băng vết thương. Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thay băng và làm vệ sinh vết thương. Hạn chế cho trẻ chạy nhảy, vận động nhiều, đặc biệt trong vài ngày đầu để tránh chảy máu. Thông thường khoảng 1 tuần vết thương sẽ liền lại, nhưng để trẻ quen được phải mất vài ba tuần.

Cắt bao quy đầu tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội hiện nay do các bác sĩ, chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện trong điều kiện phòng thủ thuật được vô trùng sạch sẽ, dụng cụ y tế đảm bảo vô khuẩn. Bên cạnh đó, từ ngày 1/10 – 31/10, để tôn vinh ngày phụ nữ Việt Nam, giúp người phụ nữ có điều kiện chăm sóc con cái, quan tâm con cái một cách tốt nhất, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội sẽ triển khai hỗ trợ 10% phí thủ thuật cắt bao quy đầu cho các bà mẹ khi mang con đi cắt bao quy đầu tại Phòng khám.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét